TRANG XE ĐỘ ĐẸP


Poster un commentaire

Xe công vụ biển xanh có được ưu tiên không?

Các loại xe công vụ gắn biển số xanh nhưng không có còi hú và đèn nhấp nháy thì có được phép lấn làn đường đã được kẻ vạch liền không?
Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe như sau:
“1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, xe đi làm nhiệm vụ (xe công vụ biển xanh) mà không có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định thì vẫn phải tuân thủ theo quy định của Luật giao thông đường bộ và các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.


Poster un commentaire

Vượt phải trên cao tốc đúng hay sai?

Người giao thông cần nâng cao ý thức và hành xử thật văn minh, đừng bao giờ cản trở những xe phía sau vượt nếu đủ điều kiện nhường đường.

Phần lớn những người từng lái trên cao tốc đều ít nhất một lần trong đời phải thực hiện những pha vượt phải “bất đắc dĩ” khi xe phía trước đi chậm nhưng không chịu nhường đường. Vậy vượt phải trên đường cao tốc nhiều làn là đúng hay sai?

Khoản 4, Điều 14, Luật Giao thông đường bộ quy định khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
– Khi xe điện đang chạy giữa đường.
– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Ngoài ra, với phương tiện là xe ôtô, theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển ôtô có thể vượt phải trong trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.

Như vậy, nếu người điều khiển ôtô vượt về bên phải khi không nằm trong 1 trong 4 trường hợp kể trên thì có nghĩa là đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Cụ thể tại Điểm c, Khoản 5, Điều 5 quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm: “Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái”.

Đồng thời với vi phạm này, theo Điểm c, Khoản 11, Điều 5, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 02 tháng.

Vậy, người điều khiển ôtô vượt về bên phải trên đường cao tốc nhiều làn thì đúng hay sai nhỉ?

Sẽ là đúng trong trường hợp chúng ta chuyển làn đúng quy định, nghĩa là bạn phải quan sát phía sau, chọn đoạn đường có vạch kẻ đứt quãng, bật tín hiệu xin đường bên phải, khi thấy an toàn thì chuyển sang làn bên cạnh. Chú ý là phải chạy đúng tốc độ quy định đối với làn đường đó, chạy một đoạn dài sau khi vượt qua xe làn bên trái, sau đó lại thực hiện việc chuyển làn tương tự như trước.

Việc vượt xe nghe có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế lại không hẳn như vậy. Nếu đường cao tốc quy định tốc độ tối đa ở các làn như nhau thì thực hiện việc trên rất đơn giản như cách tôi đã trình bày ở trên. Tuy vậy, bạn hãy tưởng tượng ở trường hợp sau thì chúng ta sẽ phải vượt thế nào cho đúng nhé.

Làn trong cùng (sát dải phân cách) cho phép chạy tối đa 100 km/h, làn kế bên chỉ cho chạy tối đa 80 km/h. Như vậy khi bạn đang chạy ở làn trong cùng (tốc độ tối đa cho phép 100 km/h) nhưng phía trước có xe chạy 85 km/h và không chịu nhường đường thì bạn làm thế nào?

Bạn chuyển làn rồi vượt lên, sau đó quay về làn cũ? Nếu làm vậy thì có thể bạn không bị phạt về lỗi vượt phải nhưng lại bị phạt về lỗi chạy quá tốc độ. Vậy bạn chỉ có thể chọn một trong hai cách, một là kiên nhẫn chạy sau cái xe kia đến hết đoạn đường, hai là liều mình nhanh chóng vượt qua và cầu mong CSGT không quan sát được khoảnh khắc đó.

Theo vnexpress


Poster un commentaire

Có thể ngồi tù 5 năm tù nếu không cứu giúp người bị tai nạn giao thông

Hình phạt đối với những người thấy người khác nằm bất động do bị tai nạn giao thông mà không cứu giúp khi có phương tiện và khả năng giúp đỡ thì bị phạt như thế nào ?

Trong trường hợp thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Hình sự  nếu có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả chết người . Điều luật này quy định như sau:

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Do vậy, khi đủ căn cứ theo quy định hành vi không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về « Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng » (Điều 102 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng là năm năm tù (như điều luật đã trích dẫn).

Tuy nhiên trong thực tế, việc xử lý người phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng còn nhiều khó khăn bởi lẽ phải xem xét cẩn trọng các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp và hậu quả chết người.

Người có hành động không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng phải nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân thì mới phạm tội này. Nếu người đó nhận thức nạn nhân chưa phải trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hoặc hoàn cảnh khách quan thể hiện điều đó nhưng hậu quả nạn nhân vẫn chết thì không phạm tội.
Theo Pháp luật Tp.HCM

Theo VOV Giao Thông